Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

BỐ MẸ SINH CON NĂM 2014 THÁNG MẤY ĐẸP

Bố mẹ muốn sinh con năm 2014 (Giáp Ngọ) thì tham khảo những thông tin dưới đây nhé. Lưu ý đây chỉ là thông tin tham khảo do BuildBN tổng hợp từ các chuyên gia phong 
thủy.  
Sinh con tháng nào, mùa nào tốt nhẩt trong năm 2014
Năm 2014: Giáp Ngọ nếu sinh vào mùa Thu (tháng 7, 8 âm lịch Kim vượng) là tốt nhất.
Bạn cũng có thể chọn các tháng Tứ Quý (tháng 3, 6, 9, 12 Âm Lịch Thổ vượng sinh Kim), mùa Đông (tháng 10, 11 AL Thủy) cũng tốt (Kim sinh xuất Thủy).
=> Nếu sinh con vào các tháng kể trên, cuộc đời Bé sẽ hưởng giàu sang phú quý;
Không nên sinh con các tháng sau
Nếu sinh con vào mùa Xuân (tháng 1, 2 AL), Hạ (tháng 4, 5 AL) thuở nhỏ gian nan, lớn thì cực thân.
Bảng chọn mùa sinh con
Bản mệnh
Vượng
Tướng
Hưu
Tử
Kim
Thu
Tứ Quý
Đông
Xuân
Hạ
Mộc
Xuân
Đông
Hạ
Tứ Quý
Thu
Thuỷ
Đông
Thu
Xuân
Hạ
Tứ Quý
Hoả
Hạ
Xuân
Tứ Quý
Thu
Đông
Thổ
Tứ Quý
Hạ
Thu
Đông
Xuân
Tuy nhiên, để chọn được tháng sinh để Bé có thể trở thành “Quý Nhơn” của Cha Mẹ, giúp Cha Mẹ có vận mệnh tốt hơn còn phải xét riêng theo từng trường hợp (theo Bát tự của Cha Mẹ) nữa.
Chi tiết vận mệnh sinh con theo từng tháng năm Giáp Ngọ
Sinh con tháng Giêng: Người tuổi Ngọ sinh vào tiết tân xuân nên tinh thần luôn sảng khoái, có số được hưởng phúc lộc và tài sản của tổ tiên. Là người đoan chính, ít nói, có duyên kết bạn.
Sinh con tháng 2: Sinh vào tiết Kinh Trập người tuổi Ngọ thường thông minh, ưa hình thức. Số nhàn tản, mọi việc đều thuận, ngao du khắp nơi. Tuy vậy, trong cuộc đời cũng không tránh khỏi những rủi ro.
Sinh con tháng 3: Là người có chí khí mạnh mẽ, can đảm hơn người. Có số thành công trong mọi việc, được nhiều người tôn kính, mến mộ.
Sinh con tháng 4: Sinh vào tháng này số phải bôn ba, khổ cực, không được người giúp, khó giữ tiền của. Tuy nhiên, nếu không ngại xông pha vào nơi nước sôi lửa bỏng thì có ngày sẽ được thành công, cuối đời hưởng phúc.
Sinh con tháng 5: Sinh vào tiết Mang Chủng là người lý trí, suy nghĩ tiến bộ. Số có nhà cửa, sự nghiệp, gia đình hưng vượng, phúc lộc dồi dào, được hưởng phúc từ vợ, cưu mang được người khác họ.
Sinh con tháng 6: Là người có số khốn khó, lao tâm khổ tứ, mưu sự khó thành, cả đời mệt mỏi, họa phúc đan xen, về già mới được bình an.
Sinh con tháng 7: Sinh vào lúc thời tiết mát mẻ thường là người thông minh tột đỉnh, tinh lực dồi dào, nhạy cảm, ôn hòa, nhã nhặn, có sức lôi cuốn người khác giới, thường kết hôn sớm.
Sinh con tháng 8: Là người can đảm, mưu trí, tình cảm chan hòa, sự nghiệp thăng tiến, gặp nhiều may mắn.
Sinh con tháng 9: Sinh vào tiết Hàn Lộ là người ham hiểu biết, tài năng, trí lực song toàn nhưng lại thiếu kiên cường. Có số may mắn, thành công trời ban, an nhàn tự tại, hưởng phúc lâu dài.
Sinh con tháng 10: Sinh vào tiết Lập Đông là người có nhiều biến đổi trong đời; nghĩa hiệp nhưng thiếu nhẫn nại nên mọi sự khó thành. Nửa đời long đong, nửa đời viên mãn như ý.
Sinh con tháng 11: Là người ít may mắn, cuộc đời trắc trở. Tuy được lộc trời ban nhưng vẫn phải lao tâm khổ tứ.
Sinh con tháng 12: Tuổi Ngọ sinh vào tiết Tiểu Hàn cả đời gặp chuyện phiền não, vất vả. Sự nghiệp và tài vận có nhiều biến động. Là người sống thiếu thực tế.
Bài sau chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chọn ngày sinh, giờ sinh con tốt nhất, các bạn chú ý theo dõi.
(BuildBN tổng hợp)


Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

10 đổi mới quan trọng trong Luật Đất đai



Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 1/7. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.

Nhìn lại toàn bộ Luật Đất đai 2013, có thể thấy một số đổi mới quan trọng bao gồm:

Thứ nhất, Luật Đất đai sửa đổi đã quy định cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân.

Thứ hai, Luật mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).

Thứ ba, Luật đất đai năm 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất. Bỏ việc công bố bảng giá đất vào ngày 1/1 hàng năm. Bảng giá đất chỉ áp dụng đối với một số trường hợp thay cho việc áp dụng cho tất cả các mục đích như quy định hiện hành. Bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể.

Thứ tư, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án. Đặc biệt, Luật đã bổ sung quy định về điều kiện được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.

Thứ năm, một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai 2013 làquy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtquyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Luật bổ sung quy định về các trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai trên mạng; bổ sung quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện. Luật cũng quy định những trường hợp có thể cấp giấy chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Thứ sáu, Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo nên các dư luận xấu trong xã hội. Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; quy định đầy đủ, rõ ràng về những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Thứ bảy, điểm đặc biệt trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung lần này lã đã bổ sung các quy định mới về hệ thống thông tin, hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đã dành một chương để quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.

Thứ tám, Luật đất đai 2013 quy định hoàn chỉnh hơn các chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp; hoàn thiện hơn quy định về chế độ sử dụng đất đối với sử dụng cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế; bổ sung quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ chín, Luật chỉ quy định về các vấn đề chung của thủ tục hành chính về đất đai và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện

Thứ mười, Luật Đất đai năm 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể. Luật cũng bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Theo ViglaceraLand.vn
   

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Bảng tra cứu Phong thủy trong nhà của các tuổi và Hướng dẫn Tuổi đẹp làm nhà, sửa nhà cho các tuổi trong năm 2014 - 2015

Năm
Tuổi
Năm
Kim lâu
Hoang ốc
Tam tai
Năm 2014
Năm 2015
1940
75
Canh thìn
Không
không


1941
74
Tân Tỵ
Không
không


1942
73
Nhâm Ngọ
Không
không


1943
72
Quý Mùi
Không


1944
71
Giáp Thân
Không
Không


1945
70
Ất Dậu
Không
Không
Không


1946
69
Bính Tuất
Không


1947
68
Đinh Hợi
Không
Không


1948
67
Mậu Tý
Không
Không
Không


1949
66
Kỷ Sửu
Không


1950
65
Canh Dần
Không
Co


1951
64
Tân Mão
Không


1952
63
Nhâm thìn
Không
Không


1953
62
Quý Tỵ
Không
Không


1954
61
Giáp Ngọ
Không
Không
Không


1955
60
Ất Mùi


1956
59
Bính Thân
Không
Không
Không


1957
58
Đinh Dậu
Không
Không
Không


1958
57
Mậu Tuất
Không


1959
56
Kỷ Hợi
Không


1960
55
Canh Tý
Không
Không


1961
54
Tân Sửu
Không
Co
Không


1962
53
Nhâm Dần
Không
Không


1963
52
Quý Mão
Không
Không


1964
51
Giáp Thìn
Không


1965
50
Ất Tỵ
Không
Không


1966
49
Bính Ngọ
Không
Không
Không


1967
48
Đinh Mùi


1968
47
Mậu Thân
Không
Không


1969
46
Kỷ Dâụ
Không
Không


1970
45
Canh tuất
Không
Không


1971
44
Tân Hợi
Không


1972
43
Nhâm Tý
Không
Không
Không


1973
42
Quý Sửu
Không


1974
41
Giáp Dần
Không
Không


1975
40
Ất Mão
Không
Không


1976
39
Bính Thìn
Không


1977
38
Đinh Tỵ
Không
Không


1978
37
Mậu Ngọ
Không
Không


1979
36
Kỷ mùi
Không


1980
35
Canh Thân
Không
Không


1981
34
Tân Dậu
Không
Không
Không


1982
33
nhâm tuất
Không


1983
32
Quý Hợi
Không


1984
31
Giáp Tý
Không
Không
Không


1985
30
Ất Sửu
Không


1986
29
Bính Dần
Không
Không


1987
28
Đinh Mão
Không


1988
27
Mậu Thìn
Không
Không


1989
26
Kỷ Tỵ
Không
Không


1990
25
Canh Ngọ
Không
Không
Không


1991
24
Tân Mùi


1992
23
nhâmthân
Không
Không


1993
22
Quý Dậu
Không
Không
Không


1994
21
Giáp Tuất
Không


1995
20
Ất Hợi
Không
Không


xem hướng làm nhà hợp tuổichọn hướng xây nhà theo tuổixem hướng ngồi làm việc theo tuổi
a. Xác định những tuổi phạm đụng tuổi Kim Lâu
Xét theo tuổi âm , ví dụ sinh năm 1975 dương lịch, năm nay 2014 là bao nhiêu tuổi Âm Lịch, lấy 2014 – 1975 = 40 + 1 = 41 tuổi, các tuổi khác cũng tính như vậy.
Năm 2014 những tuổi sau phạm phải Kim Lâu:
Tuổi âm lịch: 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 73, 75
b. Xác định tuổi Phạm Hoang Ốc:
Năm 2014 những tuổi sau phạm Hoang Ốc:
Tuổi phạm Địa sát: 12,18,21,27,30,36,45,54,63,69,72,78
Tuổi phạm Thụ tử:14, 23, 29, 32, 38, 41, 47, 50,56, 65, 74.
Tuổi Phạm Hoang Ốc: 15, 24, 33, 39, 42, 48, 51, 57, 60, 66, 75 (rất xấu)
c. Xác định những  tuổi Phạm Tam Tai:
Mỗi người cứ 12 năm thì sẽ bị 3 năm Tam Tai liên tiếp nhau; trong năm 2014 Giáp Ngọ những tuổi sau sẽ phạm tuổi Tam tai:
Tuổi âm lịch: 20, 24, 28, 32, 36, 40, 44, 48, 52, 56, 60, 64, 68, 72
Lưu ý:
- Nếu phạm vào 1 trong 3 yếu tố trên như Hoang Ốc ( Địa Sát, Thụ Tử) hoặc Tam Tai thì còn có thể dùng được;
- Phạm tuổi Kim Lâu thì không nên xây nhà;
- Phạm vào 2 trong 3 yếu tố trên thì không nên tiến hành xây dựng, tu tạo nhà ở, vì sẽ xảy ra tai nạn đáng tiếc.
d. Cách tránh tuổi năm Hạn
Ví dụ: Người tuổi Ngọ năm hạn là năm Ngọ, Người tuổi Dần năm hạn là năm Dần …. Năm sinh mà trùng với năm định làm nhà như vậy người ta gọi là Phạm Thái Tuế.
Như vậy: trong bảng trên, chủ nhà sinh năm 1990 (Canh Ngọ) không phạm: Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu nhưng gặp phải năm hạn (phạm Thái Tuế) => nên cũng là không tốt.
e. Cách tranh năm xung với năm của gia chủ
Năm 2014 là năm Giáp Ngọ - Mệnh niên là: Sa Trung Kim (Vàng trong cát).
Tránh xung với Thái Tuế: Thái tuế năm 2014 là năm Ngọ, có nghĩa là những người tuổi Tý cũng không nên làm nhà vào năm Giáp Ngọ.
Như vậy tuổi Giáp Tý không phạm Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu nhưng gặp năm Giáp Ngọ (xem thêm tứ hành xung Mục D) => nên cũng không tốt ( mình tuổi Giáp Tý luôn :) ).
Năm có Hành khắc với Mệnh niên chủ nhà: Chủ nhà Mệnh Mộc gặp năm Kim ( theo thuyết Ngũ hành Kim khắc Mộc) => không tốt;
CÁCH TÍNH TOÁN TUỔI TỐT  - XẤU VÀ Ý NGHĨA
A- Phạm phải Kim Lâu?
Theo các tài liệu mà tác giả đọc được thì đều khuyên không xây nhà năm Phạm Kim Lâu. Kim Lâu có mấy dạng sau đây:
Tuổi Kim Lâu 1 ( Kim Lâu Thân): Làm nhà vào tuổi này thì bản thân người làm nhà sẽ bị hại ( ốm đau, bệnh tật, tai nạn…có thể chết người) nên rất kỵ nếu bạn phạm phải Kim Lâu 1.
Tuổi Kim Lâu 3 ( Kim Lâu Thê): Mang đến tai họa cho vợ;
Tuổi Kim Lâu 6 ( Kim Lâu tử): Mang hại cho con;
Tuổi Kim Lâu 8 ( Kim Lâu Lục Súc): Hại cho vật nuôi, làm ăn thất bát.
Cách tính Kim lâu đó như thế nào ? Đó là việc dựa vào nguyên lý Cửu Cung theo Cửu tinh đồ. Nếu bạn không có kiến thức về Phong Thủy thì có thể làm theo cách tính đơn giản như sau:
- Sinh năm: 1984 => tuổi âm của bạn: 2014-1984+1=31 (tuổi). 3+1 = 4: =>Tuổi 31 không phạm Kim Lâu. ( Nhiều tài liệu hay dân gian nói tuổi 31 phạm Kim Lâu là không chính xác).
- Sinh năm: 1980 => tuổi âm của bạn: 2014-1980+1=35 (tuổi). 3+5 = 8: => Phạm Kim Lâu súc, sẽ có hại cho vật nuôi, kinh tế.
- Sinh năm: 1976 => tuổi âm của bạn: 2014-1976+1=39 (tuổi). 3+9 = 12 ( Khi tổng vượt quá số 9 bạn đem trừ cho: 9, vậy được số: 3: => Phạm Kim Lâu Thê, sẽ mang hại cho vợ;
B - Phạm phải Hoang Ốc ?
Hoang Ốc có nghĩa là ngôi nhà hoang. Nhà hoang là nơi ma quỷ. Nên tránh làm nhà năm phạm phải Hoang Ốc.
Cách tính phạm Hoang Ốc dựa theo nguyên tắc Âm Lục ( 6 cung) của Dịch Học. Phần này tác giả xin không trình bày vì sẽ làm bạn đọc khó hiểu hơn, nhưng việc tính ra tuổi phạm Hoang Ốc tác giả đã trình bày trong bài này rồi, các bạn nên đọc kỹ để áp dụng.
C - Phạm phải Tam Tai ?
Năm Tam Tai mà làm nhà thì dễ gặp điều không may hay gặp các tai họa không lường trước được.
Cách tính năm Tam Tai như sau:
Sinh năm Thân, Tý, Thìn sẽ phạm Tam Tai vào các năm: Dần, Mão, Thìn;
Sinh năm Tị, Dậu, Sửu sẽ phạm Tam Tai vào các năm: Hợi, Tý, Sửu;
Sinh năm Hợi, Mão Mùi sẽ phạm Tam Tai vào các năm: Tị, Ngọ, Mùi;
Sinh năm Dần, Ngọ, Tuất sẽ phạm Tam Tai vào các năm: Thân, Dậu, Tuất;
>>  Bạn có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi để làm nhà, tuy nhiên việc mượn tuổi bạn phải cân nhắc các yếu tố về mệnh, và can ngoài ra người mượn tuổi phải tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, có năng lực trong cuộc sống.
D Tam Hạp (Tam Hợp) – Tứ Hành Xung là gì? Nguyên tắc tính cụ thể?
Thông thường người này hạp tuổi người kia hoặc người này kỵ tuổi này người kia kỵ tuổi kia v.v… dựa trên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gọi là Tam Hạp và Tứ Hành Xung
Theo cách hình học thì nếu như đem 12 con giáp này chia đều nhau trên một hình tròn thứ tự như dưới thì tà sẽ có 4 tam giác cân và 3 hình chữ thập:
Trong đó 4 tam giác cân được tượng trưng cho 4 bộ Tam-Hạp: các tuổi cách nhau 4, 8, 12, 16, 20, … tuổi
* Tỵ – Dậu – Sửu (tạo thành Kim cuộc)
* Thân – Tý – Thìn (tạo thành Thủy cuộc)
* Dần – Ngọ – Tuất
* Hợi – Mẹo – Mùi (tạo thành Mộc cuộc)
Và 3 hình chữ thập tượng trưng cho 3 bộ Tứ-Hành-Xung: các tuổi cách nhau 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21 …. tuổi
* Dần – Thân – Tỵ – Hợi
* Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
* Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu
Mỗi cụm tứ xung , nếu xét kỹ sẽ thấy:
1 – Tý và Ngọ khắc kị , chống đôi nhau mạnh. Còn Mẹo và Dậu cũng vậy. Nhưng Tý và Mẹo hay Dậu chỉ xung nhau chớ không khắc mạnh. Ngọ với Mẹo hay Dậu cũng xung nhau chứ không khắc chế.
2 – Thìn khắc chế và kị Tuất. Sửu khắc chế Mùi. Còn Thìn chỉ xung với Sửu, Mùi. Tuất chỉ xung với Sửu và Mùi.
3 – Dần khắc chế Thân. Tỵ khắc chế Hợi. Dần xung với Hợi . Thân cũng vậy .
Ngoài ra lưu ý Tứ hành xung lục hại (tuổi khắc):
1 – Mùi – Tý gặp nhau lắm tai họa
2 – Ngọ – Sửu đối sợ không may
3 – Tỵ – Dần tương hội thêm đau đớn
4 – Thân – Hợi xuyên nhau thật đắng cay
5 – Mão – Thìn gặp nhau càng khổ não
6 – Dậu – Tuất nọ trông lắm bi ai
Thuyết âm dương ngũ hành
Âm dương:
Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn – Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..
Ngũ hành:
Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:
Ngũ hành sinh:
Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:
Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)
Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)
Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)
Ngũ hành tương khắc:
Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
Ngũ hành chế hoá:
Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
Hướng dẫn làm thủ tục mượn tuổi:
+ Trước khi làm nhà, gia chủ làm giấy tờ bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi
+ Khi Động thổ, người mượn tuổi thay gia chủ tiến hành khấn vái và động thổ.
+ Trong thời gian làm lễ, gia chủ phải lánh xa khỏi khu vực hành lễ.
+ Các công đoạn Đổ mái, người mượn tuổi vẫn tiến hành thay gia chủ làm lễ, gia chủ tiếp tục tránh mặt.
+ Khi Nhập trạch, người mượn tuổi làm nốt các thủ tục dâng hương, khấn thành, rồi bàn giao lại nhà cho gia chủ.
+ Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà (với giá cao hơn giá bán nhà ở trên) và khấn cầu lễ nhập trạch.
Chúc quý khách hàng  có một ngôi nhà Hoàn hảo!
Dưới đây là các Bài khấn cúng... 

Bài khấn lễ động thổ: 
Việt Nam là một đất nước coi trọng tín ngưỡng dân gian. Vào các ngày Lễ Tết trong năm, hay ngày rằm, mùng một đầu tháng, người dân thường sửa soạn các mâm lễ để bày tỏ lòng thành với các vị Thần Linh, cũng là để tưởng nhớ ông bà, cha mẹ đã quá cố. Khi trải qua các sự kiện quan trọng trong đời như cưới gả, làm nhà, khai trương cửa hàng,... các thủ tục khấn lễ cũng được tiến hành, nhằm cầu mong cho mọi việc được như ý, hanh thông.
Văn khấn lễ động thổ 
Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.

Sắm lễ:
Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã... Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Văn khấn lễ động thổ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:................
Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài khấn sửa chữa nhà cửa:
Văn khấn sửa chữa nhà cửaKhi nhà cửa sửa chữa lớn cần phải làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được hanh thông. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.

Văn khấn

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:................
Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ……….. là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài khấn  bồi hoàn địa mạch

Văn khấn lễ bồi hoàn địa mạch

Theo quan niệm của ông bà ta xưa, khi gia đình ai đó đào đất lấp ao, khơi rãnh, xây tường không may làm tổn thương đến Long Mạch, thì những người sống trong gia đình đó dễ gặp tai hoạ, vận rủi, điềm xấu... Do đó gia chủ phải làm lễ bồi hoàn địa mạch để giải trừ tai hoạ, vận xấu.

Sắm lễ:
Để tránh được tai họa thì gia chủ phải lấy nước ở ba con sông, hoà với năm loại đất linh để nặn Thần Quy (Thần Rùa), cho chỉ 5 màu vào thân Rùa. Sau đó, chọn các ngày Thiên Xá, Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Cường Nhật, Trùng Mậu, Trùng Kỷ rồi tìm nơi đào đất tạo thành hố bày lễ hoa quả ứng với Ngũ Hành (5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen hoặc tím) cùng lễ mặn ứng với Ngũ Hành, hoa 5 màu, hương, vàng mã... cạnh hố khấn cầu theo bài văn khấn bồi hoàn địa mạch. Sau khi khấn xong, chờ cho tàn ba tuần hương, thì gia chủ dùng nước màu đỏ do tam giang thủy (nước của 3 con sông) nấu thành đem tưới xuống hố. Tiếp đến đặt Thần Rùa vừa nặn xuống hố. rồi dùng cát lấy ở bãi nước nơi ngã ba sông trộn với 5 thứ đỗ là: đỗ xanh, đỗ vàng, đỗ đỏ, đỗ trắng và đỗ đen lấp lên hố cho đầy.

Văn khấn Bồi hoàn địa mạch

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.

Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.................:.............:..............

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin bồi hoàn địa mạch. Tín chủ có lời thưa rằng:

Bởi vì trước đây
Do tinh mờ mịt
Thức tính hồn mờ
Đào đất lấp ao
Gây nên chấn động
Hoặc bởi khách quan
Hoặc do chủ sự
Tổn thương Long Mạch
Mạo phạm thần uy
Ảnh hưởng khí mạch

Nay muốn cho phong thổ an hoà, gia đình chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, nên tín chủ con trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.

Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài:
U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát
Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,
Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,
Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ,
24 Khí Thần quan,
24 Long Mạch Thần quan,
24 Địa Mạch Thần quan,
24 Sơn Địa Mạch Thần quan,
24 Hướng Địa Mạch Thần quan,
Thanh long Bạch hổ, Thổ bá, Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ, Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử, Thổ tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan, Thổ kỳ Ngũ phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc, Kim niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị Thần minh cai quản khu vực này, cúi xin thương xót tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám tạ. giáng phó án tiền, hưởng lễ vật. Nguyện cho:

Phong thổ phì nhiêu
Khí sung mạch vượng
Thần an tiết thuận
Nhân sự hưng long
Sở cầu như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bài khấn lễ nhập trạch, thủ tục về nhà mới,.....chúng tôi sẽ upload tiếp sau.... Trân Trọng!

BuildBN -  tổng hợp!
www.buildbn.webs.com
www.facebook.com/BuildBN