Công
việc làm bếp đòi hỏi một thời gian cố định và lặp đi lặp lại qua nhiều
ngày, nhiều năm. Điều này dẫn tới việc khó tránh khỏi cho hầu hết mọi
căn bếp: hư hỏng, cũ kĩ. Hãy tân trang lại cũng như mang đến “diện mạo
mới” cho căn bếp nhà bạn!
“Căn
bếp là trái tim của mọi ngôi nhà”, nhưng hơn hết nó còn là cái “dạ dày”
của mọi thành viên trong gia đình. Công việc làm bếp đôi khi phải tốn
khá nhiều thời gian và như một vòng tuần hoàn qua nhiều ngày, nhiều năm.
Đã đến lúc phải thay đổi “diện mạo” cho căn bếp để mang lại hứng thú
cho các “bà nội trợ” cũng như sự ấm cúng cho mọi bữa ăn của gia đình.
Cùng ngắm những mẫu bếp được tân trang bên dưới để tìm ý tưởng nhé!
Căn bếp thứ nhất
Căn
bếp tại một căn hộ ở New York này là của một nữ nghệ sĩ đàn violoncello
thích thưởng thức và nấu các món ăn. Nó đã được tu sửa từ một không
gian nhỏ hẹp và tẻ nhạt trở nên khá bắt mắt và rất sang trọng.
Nhà
thiết kế đã lấy ý tưởng từ tình yêu những thứ tốt đẹp của chủ nhà, cảm
hứng từ thực phẩm và những kỷ niệm ảnh hưởng của người bà. Với diện
tích nhỏ, chật chội và ngân sách hạn hẹp, không gian như được mở rộng
bởi ánh sáng, gạch ốp tường, bàn đá cẩm thạch và chất liệu đồng mạ crom.
Tất cả mọi thứ làm căn bếp trở nên sáng bóng và ấm áp.
Căn bếp thứ 2
Căn
bếp khá ngăn nắp và mọi thứ vẫn ổn, trừ chiếc tủ lạnh hơi nhô ra cản
trở lối đi. Tuy nhiên, nhà thiết kế đến từ Montreal đã biến đổi hoàn
toàn cho căn bếp, “thồi bay” nét cũ kĩ và mang lại vẻ tươi sáng, trong
lành.
Căn bếp sử dụng hai tone màu chính là trắng và đen. Từ bàn bếp đến tường gạch ốp, toàn bộ đều màu trắng mang đến cảm giác Scandinavian.
Lò vi sóng và tủ lạnh áp sát mảng tường bên phải. Sử dụng hood (máy hút
khói trong nhà bếp) tiện nghi và gắn thêm một vài kệ mở ở góc trái nhà
bếp cho các vật dụng chai lọ…
Căn bếp thứ ba
Chủ
của căn bếp đã tự lên kế hoạch và thực hiện với một chủ đề xuyên suốt
“luôn rẻ” bởi những gì cô có là ngân sách eo hẹp. Để phá bỏ toàn bộ lớp
nội thất hơi hướng truyền thống, cô sử dụng sơn trắng cho toàn bộ kệ tủ,
tường và trần nhà. Giữ lại hầu hết mọi vật dụng trừ phần cửa sổ, sàn
nhà cũ kĩ và thiết kế lại chiếc kệ bên phải bếp bằng cách bỏ đi hai
cánh cửa để trưng bày những ly tách, chén, dĩa nhiều màu sắc sinh động.
Loại
bỏ mảng tường màu đỏ tía lỗi thời bên dưới ở phòng ăn liền kề với cùng
lớp sơn trắng sáng bóng. Thảm được sử dụng ở phòng ăn tạo không khí ấm
cúng và cảm giác thân mật hơn cùng với một vài bức tranh nghệ thuật để
làm đầy không gian.
Căn bếp thứ tư
Khi
người chủ của ngôi nhà 65m2 này dọn đến ở, cô đã xác định cần có khá
nhiều công việc cần làm và căn bếp là điều quan trọng bởi vì nó quá
chật. Căn bếp nằm ngay phần lối đi nên việc thiết kế hơi khó khăn nếu
không muốn nó chỉ có bàn nấu bếp và bồn rửa chén.
Không
thể thay đổi chiều rộng của căn bếp, thay vào đó là các vật dụng nhỏ
gọn, linh hoạt và tiết chế. Một tủ lạnh mini chiều cao bằng bàn bếp, hệ
thống kệ mở bên trên cất giữ bát đĩa thay cho tủ kệ trông cồng kềnh, các
đồ dùng bên dưới ngăn nắp và sắp xếp khoa học.
Tuy
có vẻ không đủ diện tích nhưng căn bếp vẫn được bố trí một bàn ăn tiện
lợi bên cạnh. Chiếc bàn dài bên trái kèm mấy chiếc ghế tái sử dụng giấu
phía dưới bàn để không ảnh hưởng lối đi.
Căn bếp thứ năm
Một
cặp vợ chồng chuyển đến ngôi nhà từ năm 1950 và căn bếp khá ít được tu
sửa, nâng cấp. Họ đã quyết định làm mới lại toàn bộ không gian bếp núc
với phong cách hiện đại, tiện nghi.
Hệ
thống tủ kệ bếp được giữ lại và phủ lên lớp sơn mới. Thay đổi sàn gạch
và lót gạch tường bếp; cài đặt lò nướng được giấu trong kệ tủ và thêm
máy rửa chén cùng tủ lạnh chức năng hiện đại. Cách bố trí hầu như vẫn
như cũ nhưng việc làm mới nội thất và phối hợp màu sắc đã đem lại vẻ
khác biệt sang trọng cho nhà bếp.
Căn bếp thứ sáu
Tất
cả mọi thứ đều đang tồi tàn và hư hỏng. Máy rửa chén cùng một bức tường
chắn ngang căn bếp làm không gian nhỏ hẹp hơn trong khi lại che khuất
ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ.
Điều
đầu tiên dễ nhận ra: bức tường chắn ngang bếp đã được loại bỏ, kết nối
nhà bếp và khu vực ăn uống. Bên phải là bồn rửa và tủ bếp, bên trái là
lò bếp và tủ lạnh, gần cửa sổ là bàn ăn liên tiếp với bàn bếp. Mọi thiết
kế hài hòa trong hai tone màu chính, xanh da trời và trắng. Điểm nhấn
chính rõ nét bởi sàn gỗ nổi bật, ấm cúng.
Căn bếp thứ bảy
Từ
việc quá mệt mỏi phải làm bánh cookie trong căn bếp cũ chật chội không
còn phù hợp, người chủ ngôi nhà cần một không gian mở và phù hợp cho
việc nấu nướng, giải trí cùng con trong gian bếp. Căn bếp cần được thay
đổi không khí lãng mạn, ấm áp của màu gỗ veneer, ánh sáng vàng dịu nhẹ
và ngay cả bộ bàn ăn dành cho hai người để có sự thoải mái, tươi sáng.
Bằng
cách gở bỏ bàn bếp đã cắt không gian thành hai phần riêng biệt để mở
lối đi rộng đến mọi khu vực. Toàn bộ tủ kệ phía trên cũng được tháo đi
thay bằng lớp gạch ốp tường tươi sáng, thoáng đãng. Kê một chiếc bàn
vuông chính giữa để thuận tiện cho việc làm bánh cookie và di chuyển ra
mọi hướng khi cần thiết.
Căn bếp thứ tám
Áp
dụng các thiết kế mở không gian cần thiết cho những ngôi nhà diện tích
khiêm tốn, mặc khác nó còn mang đến diện mạo ấn tượng, hoàn toàn mới.
Căn bếp nói đến được bao bọc bởi bốn bức tường, phần diện tích còn lại
khá thừa và trống trãi nên cần được sử dụng triệt để hơn.
Bức
tường ngăn cách nhà bếp với các phần khác được “xé bỏ”. Bắt đầu từ chỗ
ngăn cách, đặt một chiếc bàn cao ngang tầm bàn bếp để tạo khu vực ăn
uống mà không cần tốn thêm bất kì diện tích nào của ngôi nhà. Không gian
tối giản với hai màu đen trắng. Sàn gỗ sẫm màu và thảm cotton làm điểm
nhấn.
Mỗi
một căn bếp khi sửa sang đều tốn một khoảng thời gian và chi phí nhất
định. Để tối thiểu hóa hai con số này cần một ý tưởng hoàn chỉnh và các
quyết định đúng đắn để không phải lãng phí bất kì vật dụng, khoảng không
gian nào. Những bữa ăn gia đình là “liều thuốc tinh thần” cho hầu hết
mọi người. Vì thế, xem trọng và giữ gìn không gian này là điều quan
trọng, cần thiết của các thành viên trong gia đình!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét