Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN XÂY DỰNG

Ngành xây dựng có những đặc thù riêng nên công tác kế toán trong lĩnh vực này cũng có những điểm khác biệt. Là một kế toán xây dựng, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:


Yêu cầu công việc của một kế toán xây dựng:

  • Kế toán xây dựng phải phải tập hợp chi phí cho từng hạng mục, từng công trình,
  • Kế toán xây dựng phải theo dõi qua nhiều kỳ kế toán,
  • Khi công trình hoàn thành, kế toán xây dựng cũng phải tính giá thành cho từng công trình cụ thể.
  • Vật tư xuất dùng phải phù hợp với định mức dự toán.
  • Phân bổ chi phí cho các công trình phải tương ứng với thời gian và giá trị công trình.
  • Trích dự phòng bảo hành công trình vào giá thành và hạch toán chi phí bảo hành nếu có
  • Phải cập nhật các văn bản của nhà nước liên quan đến giá đất đền bù

Những công việc mà kế toán xây dựng cần làm:

  • Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…
  • Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành, hạng mục công trình từng loại sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
  • Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
  • Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc.
  • Làm Báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản trị.
  • Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán một cách khoa học.
  • Làm các công việc khác, do cán bộ lãnh đạo phân công
----------------------------------------------------------------------------------------------------------Kếtoán xây lắpxây dựng nhữngvấn đề cần lưuý 

Để phản ánh trung thực, kịp thờivà chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, khi xây dựng
phần mềm kế toán chuyên ngành xây dựng cầnlưu ý những đặc điểmkhác biệt của ngành
xây dựngso với các ngành sản xuất khác.

Thứ nhất: Kế toán tài sảncố định(TSCĐ) 

-Trong doanh nghiệpxây lắp, TSCĐ thường có giá trị lớn, việcquản lý khó khăn do được sử
dụngphân tán trên nhiều địa bàn khác nhau. Phương pháp khấu hao TSCĐ mà các doanh
nghiệpthường sử dụng là phươngpháp khấu hao theo đường thẳng. Tuy nhiên do đặcthù
ngành xây dựng,máy móc sử dụng không liên tục, phụ thuộcvào đặc điểm thi công nên
phươngpháp khấu hao theo sản lượng đượcsử dụng rộng rãi.

Thứhai: Kế toán chi phí vàgiá thành  

-Ngoài các tài khoảndùng để hạch toán chi phí như tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu
trựctiếp, tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản627 – Chi phí sản xuất
chung, trong xây dựngkế toán còn sử dụng thêm tài khoản623 – Chi phí sử dụng máy thi
công. Đây là tài khoảndùng để theo dõi, hạch toán các khoản chi phí phát sinh như: chi phí
nguyên vậtliệu cho máy hoạt động, tiềncông nhân công lái máy, chi phí sửachữa bảo
dưỡngmáy…

-Khi công trình đượcbàn giao, đưa vào sử dụng, có thểphát sinh các chi phí liên quan đến
sửa chữa, bảo hành công trình. Theo thông tư số 21/2006/TT-BTC, đểtrích trước các khoản
dựphòng bảo hành côngtrình, kế toán sử dụng tài khoản:352 – Dự phòng phải trả và hạch
toán chi phí trích trướcvào tài khoản
627 – Chi phí sảnxuất chung. Một điểm khác biệtvề hạch toán chi phí trong kế toán xây
dựngđó là các khoản tríchtheo lương như: bảo hiểmxã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công
đoàn củanhân công trực tiếp và nhân công lái máy không được tính tương ứng vào tài khoản
622, 623 mà đượctính vào tài khoản 627-chi phí sản xuất.

Thứba:Về kế toán hàng tồn kho 

-Nguyên vậtliệu là những đối tượnglao động do doanh nghiệp xây lắp mua ngoài hay tựsản
xuấthoặc nhận của bên giao thầucông trình dùng cho mụcđích sản xuất kinh doanh xây lắp,
sản xuất sản phẩmcông nghiệp, dịch vụ.
-Trong ngành xây dựngnguyên vật liệu thường đượcxuất dùng trực tiếp cho từngcông trình
mà không qua nhậpkho. Do vậy, nhu cầu đặt ra đốivới kế toán là theo dõi được tình hình
nhậpxuất tồn của từngloại vật tư theo từngcông trình. Ngoài ra, theo quy địnhcủa Bộ Tài
chính, việchạch toán tổng hợp hàng tồnkho trong kế toán xây dựng chỉ đượcáp dụng
phươngpháp kê khai thường xuyênmà không áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. 

Thứ tư: Công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệpxây lắp

-Đối với công ty xây dựng,với đặc thù sản phẩmmang tính đơn chiếc, giá trị lớn và thời
gian thi công dài nên đặtra yêu cầu trước khi thực hiện thi công, xây lắpcần phải có dự toán.
Dựtoán biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiếtkế kỹ thuật hoặcthiết kế bản vẽthi
công đượcxác định trong giai đoạn thực hiệndự án đầu tư xây dựngcông trình. Việc tập hợp
chi phí thựcphát sinh, đối chiếu với dựtoán là một công việc thường xuyên và cầnthiết của
kếtoán để kiểm tra chi phí phát sinh đó cóphù hợp với dự toán hay không cũng như đểkiểm
tra tính hiệuquả trong việc quản trịchi phí. Công ty xây dựngthực hiện thi công nhiều công
trình ởnhiều địa điểm khác nhau thườngcó những đơn vị hạchtoán phụ thuộc như xí
nghiệp,đội thi công… không cócon dấu riêng, không có tư cách pháp nhân, được giao thực
hiện một phần hoặctoàn bộ công trình của công ty nhận từ chủđầu tư. Yêu cầu công tác kế
toán trong trườnghợp này là cung cấp các thông tin quản trị vềtình hình tiền chủ đầu tư
chuyểnvề, tiền các đơn vịphụ thuộc được tạmứng, tiền lãi tính cho các đơn vị phụthuộc
này. Tùy theo quy địnhcông ty xây dựng mà số tiền giữlại, lãi suất và cách tính lãi cho đơn
vị phụ thuộc sẽkhác nhau.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu về công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
Sơ lược nội dung.
Chương 1 Những vấn đề chung về hạch toán trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
Chương 2 Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ lao động trong doanh nghiệp xây lắp
Chương 3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Chương 4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương 5 Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá
Chương 6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
Chương 7 Quy định chung về kế toán chủ đầu tư
Chương 8 Chứng từ kế toán các đơn vị chủ đầu tư
Chương 9 Sổ kế toán và một số nội dung về tài khoản kế toán áp dụng tại các đơn vị chủ đầu

BUILDBN ST

Tài liệu kế toán trên dowload tại đây!
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét