Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015
Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015
SAO CHIẾU MỆNH TỪNG NĂM VÀ GIẢI HẠN
SAO CHIẾU MỆNH TỪNG NĂM VÀ GIẢI
HẠN
(ÁP
DỤNG CHO HÀNG NĂM)
HÃY LƯU
LẠI ĐỂ DÙNG CHO CÁC NĂM SAU NHÉ CÁC BẠN
Người
xưa cho rằng: Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9
ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại.Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.
+ Sao Chiếu mệnh:Theo nguyên lý Cửu diệu, các
nhà Chiêm tinh xưa cho rằng mỗi năm mỗi người đều có 1 trong 9 sao chiếu. Trong
đó có:
- 3 sao Tốt: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức.
- 3 sao Xấu: La hầu, Kế đô, Thái bạch.
- 3 sao Trung: Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu.
Khi ở những tuổi nhất định (có Bảng tính sẵn phía dưới) mà gặp sao hạn sẽ không may, cần giải hạn. Do đó dân gian thường làm lễ Dâng sao giải hạn đầu năm hoặc hằng tháng tại nhà hoặc hằng tháng tại Chùa. Khi giải hạn mỗi sao có cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị khác nhau với những ngày nhất định.
- 3 sao Tốt: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức.
- 3 sao Xấu: La hầu, Kế đô, Thái bạch.
- 3 sao Trung: Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu.
Khi ở những tuổi nhất định (có Bảng tính sẵn phía dưới) mà gặp sao hạn sẽ không may, cần giải hạn. Do đó dân gian thường làm lễ Dâng sao giải hạn đầu năm hoặc hằng tháng tại nhà hoặc hằng tháng tại Chùa. Khi giải hạn mỗi sao có cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị khác nhau với những ngày nhất định.
Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu
mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu
mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận
hạn.
Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm hoặc hằng tháng tại chùa, hay hằng tháng tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:
Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng
Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng
Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng
Tính chất sao Cửu Diệu và lịch cúng sao giải hạn như sau :
1- Sao La Hầu : Khẩu thiệt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy.
Sao La Hầu là khẩu thiệt tinh : sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âm lịch nên cúng giải vào ngày 08 âm lịch, là sao La Hầu giáng trần.
Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21 đến 23 giờ .
2- Sao Kế Đô : Hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.
Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âm lịch nên cúng giải vào ngày 18 âm lịch ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Địa cung Thần Vỉ Kế Đô tinh quân”, thắp 20 ngọn đèn, lạy 20 lạy về hướng Tây .
Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ.
3- Sao Thái Dương : Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.
Sao Thái Dương: Mỗi tháng cúng ngày 27 âm lịch, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ.
Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng, phát đạt.
4- Sao Thái Âm : Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
Sao Thái Âm: Hàng tháng vào lúc 19 tới 21 giờ tối vào ngày 26 âm lịch, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái. Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âl – Kỵ tháng 11 âl.
5- Sao Mộc Đức (Mộc tinh) : Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp âm lịch.
Sao Mộc Đức tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25 âm lịch, sao Mộc Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn day mặt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ.
6- Sao Vân Hớn, hoặc Văn Hán (Hỏa tinh) : Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám âm lịch. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.
Sao Vân Hớn tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.
Mỗi tháng hoặc tháng 4 và 5 âm lịch cúng ngày 29 âm lịch, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ.
7- Sao Thổ Tú (Thổ tinh) : Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám âm lịch.
Sao Thổ Tú tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, trong nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âm lịch, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”.
8- Sao Thái Bạch (Kim tinh) : Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm âm lịch và kỵ màu trắng quanh năm.
Thái Bạch: Sao Kim Tinh : Lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch .
Mỗi tháng vào ngày rằm (15 âm lịch) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY .
9- Sao Thủy Diệu (Thủy tinh) : Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lộc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.
Sao Thủy Diệu sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .
Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âm lịch, nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .
+ Còn về hạn mỗi người hằng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu và hạn như bảng trên, còn về tính chất thì:
1- Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài.
2- Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi.
3- Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của.
4- Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi.
5- Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài.
6- Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên.
7- Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội.
8- Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn.
+ Cách Hóa giải Vận hạn do sao Chiếu mệnh:
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng như sau:
Sắm lễ:
+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:
- Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.
- Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
+ Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:
Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.
+ Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):
Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm hoặc hằng tháng tại chùa, hay hằng tháng tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:
Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng
Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng
Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng
Tính chất sao Cửu Diệu và lịch cúng sao giải hạn như sau :
1- Sao La Hầu : Khẩu thiệt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyện phiền muộn, bệnh tật về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy.
Sao La Hầu là khẩu thiệt tinh : sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiện thưa, bệnh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âm lịch nên cúng giải vào ngày 08 âm lịch, là sao La Hầu giáng trần.
Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21 đến 23 giờ .
2- Sao Kế Đô : Hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lộc mang về.
Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âm lịch nên cúng giải vào ngày 18 âm lịch ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Địa cung Thần Vỉ Kế Đô tinh quân”, thắp 20 ngọn đèn, lạy 20 lạy về hướng Tây .
Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ.
3- Sao Thái Dương : Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách.
Sao Thái Dương: Mỗi tháng cúng ngày 27 âm lịch, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ.
Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu mệnh tháng 6, tháng 10, lộc đến túi đầy tiền vô. Mệnh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gặp nhiều may mắn, tài lộc hưng vượng, phát đạt.
4- Sao Thái Âm : Chủ dương tinh (mặt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bệnh tật, không nên sinh đẻ̉ e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
Sao Thái Âm: Hàng tháng vào lúc 19 tới 21 giờ tối vào ngày 26 âm lịch, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vật, cúng day mặt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái. Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âl – Kỵ tháng 11 âl.
5- Sao Mộc Đức (Mộc tinh) : Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tật bệnh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bệnh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp âm lịch.
Sao Mộc Đức tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25 âm lịch, sao Mộc Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoặc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đặt bàn day mặt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ.
6- Sao Vân Hớn, hoặc Văn Hán (Hỏa tinh) : Tai tinh, chủ về tật ách, xấu vào tháng hai và tháng tám âm lịch. Nam gặp tai hình, phòng thương tật, bị kiện thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản.
Sao Vân Hớn tức Hỏa Dực Tinh. Một hung tinh, đến năm hạn gặp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vật.
Mỗi tháng hoặc tháng 4 và 5 âm lịch cúng ngày 29 âm lịch, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ.
7- Sao Thổ Tú (Thổ tinh) : Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám âm lịch.
Sao Thổ Tú tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, trong nhà nhiều chuyện thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vật, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âm lịch, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vật day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”.
8- Sao Thái Bạch (Kim tinh) : Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm âm lịch và kỵ màu trắng quanh năm.
Thái Bạch: Sao Kim Tinh : Lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch .
Mỗi tháng vào ngày rằm (15 âm lịch) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY .
9- Sao Thủy Diệu (Thủy tinh) : Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lộc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.
Sao Thủy Diệu sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lộc tinh. Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .
Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âm lịch, nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch, sao Thủy Diệu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ .
+ Còn về hạn mỗi người hằng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu và hạn như bảng trên, còn về tính chất thì:
1- Huỳnh Tiền (Đại hạn) bệnh nặng, hao tài.
2- Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi.
3- Ngũ Mộ (Tiểu hạn) hao tiền tốn của.
4- Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiện, thị phi.
5- Tán Tận (Đại hạn) tật bệnh, hao tài.
6- Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên.
7- Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tội.
8- Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn.
+ Cách Hóa giải Vận hạn do sao Chiếu mệnh:
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng như sau:
Sắm lễ:
+ Lễ vật cúng sao đều giống nhau:
- Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối.
- Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
+ Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể:
Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau.
+ Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):
Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên
trong cùng của bàn lễ là Bài vị.
+ Cách viết bài vị và
màu sắc Bài vị cho từng Sao như sau:
Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa
phía trong cùng của bàn lễ.
+ Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn như sau:
Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy ba lạy rồi đọc :
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
- Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.
- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………………………
Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,
thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên)
+ Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn như sau:
Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nội dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy ba lạy rồi đọc :
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.
- Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.
- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.
Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:…………………………
Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,
thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:………………………
Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
(Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diệu…” đã nói ở trên)
CHÚ Ý MỖI SAO CÓ MỘT BÀI KHẤN CÚNG CỤ THỂ RIÊNG.
NẾU BẠN CÓ NHU CẦU HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI CHUNG TÔI SẼ GỬI
MIỄN PHÍ CHO BẠN!
Vài nét về cách xưng hô trong đạo Phật
Đạo Phật đã có mặt tại Việt Nam từ hàng ngàn năm qua, những giá trị tinh thần của Phật giáo đã đi vào đời sống xã hội như một thực thể hòa hợp và gắn bó, những tác động và ảnh hưởng của Phật giáo được biểu hiện trong từng nhịp sống của người dân đất Việt. Đức Phật đã dạy “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp”, nghĩa là đạo Phật hiện hữu ngay tại thế gian, việc đạo không thể tách rời việc đời.
Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Trong mối quan hệ khăng khít ấy, người theo đạo và người xuất gia tu đạo luôn giữ một mối quan hệ gắn bó, nhưng cũng chính từ đó, việc xưng hô như thế nào trong các quan hệ mang tính xã hội đó cũng đặt ra những vấn đề cần giải đáp, tránh những cách xưng hô không phù hợp, gây tâm lý e ngại, lúng túng cho người giao tiếp, thậm chí là xúc phạm không đáng có cho những người tham gia giao tiếp.
Trong đạo Phật, có thể chia ra hai trường hợp xưng hô, một là xưng hô giữa hàng phật tử xuất gia với phật tử xuất gia; hai là xưng hô giữa người phật tử xuất gia với phật tử tại gia. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến danh xưng trong đạo Phật, đó là cách tính tuổi và các phẩm trật trong đạo Phật. Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới (giới tỳ kheo và tỳ kheo ni) đồng thời, hàng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp).
Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Đại đức (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ kheo (nam) hay Tỳ kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Giới cụ túc (Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời, không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ Bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Nam tông không có giới này). Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa thượng; Đối với bên nữ (ni bộ): năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 25 tuổi đạo, được gọi là Ni sư; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Ni trưởng.
Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của Giáo hội, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp Đại lễ hay Đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Đối với các bậc Hòa thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở Giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại lão Hòa thượng hay Trưởng lão Hòa thượng. Điều này không thấy áp dụng đối với hàng giáo phẩm Ni. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các Hội đồng Trưởng lão, hoặc Hội đồng Chứng minh tối cao của các cấp Giáo hội. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức đôi khi vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn để biểu hiện sự khiêm nhường theo đúng tinh thần Phật giáo.
Giữa các vị xuất gia, thường xưng con hay xưng pháp danh, pháp hiệu và gọi vị kia là thầy hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách theo nguyên tắc bên ni trọng bên tăng. Tuy nhiên những vị tăng trẻ tuổi vẫn tôn xưng các vị ni lớn tuổi mà xưng con gọi thầy hay phẩm trật với các vị ni. Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng thầy hay sư phụ, Tôn sư, Ân sư. Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là sư huynh, sư đệ, sư tỷ, sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với sư phụ là sư thúc, sư bá. Trong đạo Phật có các danh xưng đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.
Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quý vị cư sĩ phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng thầy hay cô nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni và thường xưng là con. Trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới tôn kính người thụ nhiều giới hơn chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật, trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, mong đạt trạng thái niết bàn vô ngãtheo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo, thụ ngũ giới (tam quy, ngũ giới), mỗi vị cư sĩ phật tử tại gia có một vị thầy truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là thầy Bản sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị thầy Bản sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng thầy.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn hệ phái Phật giáo Nam tông chỉ có tăng, không có ni nên danh xưng chung đối với các vị Nam tông là sư. Một điều chú ý là đối với Phật giáo Nam tông, thường không dùng danh xưng thầy để gọi các nhà sư. Việc xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm, dưỡng tính.
Khi tiếp xúc với cư sĩ, phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là thầy, hay cô và gọi quý vị là đạo hữu, hay quý đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo hoặc không kèm theo tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni, tùy theo tuổi tác của phật tử xuất gia, mà gọi theo cách gọi của thế gian và xưng là nhà chùa. Đây là một cách nói gần gũi thường được sử dụng trong các sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày chứ không phải trong các nghi thức hay các văn bản có tính chất hành chính. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là quý phật tử, từ này không sai, nhưng chưa thật chính xác bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là phật tử, chứ không riêng tại gia là phật tử mà thôi. Việc một phật tử xuất gia ít tuổi gọi một phật tử tại gia nhiều tuổi bằng con và xưng thầy thực là không phù hợp. Không nên gọi như vậy để tránh sự tổn đức và không nên bất bình khi nghe như vậy để tránh bị loạn tâm. Theo truyền thống phương Đông tuổi tác rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng cư sĩ thường dùng cho phật tử tại gia, đã qui y Tam bảo, thụ ngũ giới. Những vị cư sỹ phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp còn được gọi là Ưu bà tắc (thiện nam, cận sự nam) hay Ưu bà di (tín nữ, cận sự nữ).
Trong cách gọi dân gian, Phật giáo cũng sử dụng các danh xưng như: sư chú, sư bác, sư ông, sư bà hay sư cụ. Điều này cũng có sự phân biệt nhất định. Sư chú dành để chỉ những người xuất gia ở chùa nhưng chưa được thụ giới; sư bác chỉ những người đã được thụ giới Sa di hay Sa di Ni; sư ông, sư bà để chỉ những người đã được thụ giới tỷ kheo và tỷ kheo Ni. Ngoài ra, đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là sư chú, hay sư bác. Bên cạnh đó, các xưng hô trong đạo như sư ông, sư bà, sư cụ cũng thường được dành để gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là pháp sư thường dành cho các vị xuất gia tăng hay ni có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp độ sanh. Ngoại đạo thường hay lạm dụng danh xưng này để chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.
Danh xưng sư Tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quý ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu để tỏ lòng tôn trọng, kính ngưỡng.
Đức Phật đã dạy “hằng thuận chúng sinh”, nghĩa là nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo. Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị phát tâm tu tập tại gia, thực hành hạnh ái ngữ, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi.
Nhất niệm sân tâm khởi,
Bách vạn chướng môn khai.
Nhất niệm sân tâm khởi,
Thiêu vạn công đức lâm.
Nghĩa là: Một lần nghĩ đến sự sân hận, trăm điều chướng nghiệp sẽ nảy sinh, một lần nghĩ đến sự sân hận, tiêu tan mọi công đức tu tập. Do đó, trong cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhặt. Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không suy chuyển, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nỗ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tính không ngừng cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia. Đó cũng chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy./.
BuildBN Trích dẫn nguồn từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ |
Một số nguyên tắc cơ bản khi vào chùa và cách cúng, khấn, lễ tại chùa đình
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát - Đạo Làm Con
Một số nguyên tắc cơ bản khi vào chùa và cách cúng, khấn, lễ tại chùa đình.
1. Trang phục
Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
2. Chuẩn bị lễ vật
Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Nếu đặt lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... cần lưu ý không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Lễ mặn chỉ có thể sắm sửa nếu trong chùa có thờ các vị Thánh, và có ban thờ Mẫu và chỉ dâng tại các ban này thôi. Tuyệt đối không được dâng trên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
3. Nguyên tắc ra, vào
Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.
4. Năm bước hành lễ khi đi chùa
4.1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
4.2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
4.3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4.4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
4.5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
5. Cách cúng, cùng khấn, vái khi đi chùa.
5.1. Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ....................................................................................
Ngụ tại .....................................................................................
Ngụ tại .....................................................................................
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
5.2. Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ..................................................................................
Ngụ tại ....................................................................................
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Ngụ tại ....................................................................................
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
5.3. Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................
Ngụ tại ....................................................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Ngụ tại ....................................................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
5.4. Văn khấn Bồ-tát Quán Thế Âm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng
"Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm
Hay dù chỉ thấy bức chân dung,
Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,
Thoát mọi hung tai, được cát tường".
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là ....................................................................................
Ngụ tại ....................................................................................
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Ngụ tại ....................................................................................
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (3 lần, 3 lạy)
BuildBN Sưu Tầm!
www.buildbn.webs.com
www.facebook.com/BuildBN
BuildBN Sưu Tầm!
www.buildbn.webs.com
www.facebook.com/BuildBN
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Năm 2015 nên làm ăn với tuổi nào?
Trong năm Ất Mùi 2015, người tuổi Mùi có thể hợp tác làm ăn, kinh doanh với người tuổi Mão sẽ rất có lợi. Hoặc người tuổi Mùi cũng có thể bàn chuyện làm ăn cùng với người tuổi Thân, bởi sự hợp tác này sẽ tương đối thành công...
Nếu bạn tuổi Tý...
Người tuổi Tý có thể hợp tác với người tuổi Thìn để cùng triển khai kế hoạch kinh doanh trong năm 2015. Tuy nhiên, người tuổi Thìn phải là người đưa ra quyết định chính thì kế hoạch đó mới phát triển thuận lợi.
Hoặc người tuổi Tý cũng có thể hợp tác với người tuổi Hợi để cùng làm ăn. Về tiền bạc, người tuổi Hợi thường gặp may hơn người khác và người tuổi Tý có thể nhân cơ hội này mà kiếm lời, hơn nữa người tuổi Tý sẽ không gặp tổn thất nào to lớn.
Nếu bạn tuổi Sửu...
Mặc dù người tuổi Sửu không có đầu óc kinh doanh, song họ lại có ưu điểm cần cù chịu khó nên nếu bạn kết hợp cùng với một người tuổi Tý giỏi kinh doanh thì sự hợp tác này nhất định sẽ mang lại hiệu quả.
Nhưng nếu bạn bè, người thân của bạn không có ai tuổi Tý thì bạn cũng có thể tìm người tuổi Ngọ. Tuổi Sửu và tuổi Ngọ hợp tác khá ăn ý, cùng với sự nỗ lực của cả hai bên, đối xử chân thành với nhau thì sự nghiệp nhất định sẽ phát triển.
Hoặc người tuổi Sửu cũng có thể kết hợp làm ăn với người tuổi Hợi. Hai tuổi này hợp tác với nhau khá ăn ý và lợn rất "có ích" đối với trâu, hơn nữa lợn rất khâm phục năng lực làm việc của trâu.
Nếu bạn tuổi Dần...
Nếu bạn muốn phương án an toàn thì hãy tìm người tuổi Thìn
Nếu bạn tuổi Dần thì có thể tìm người tuổi Tý để bàn chuyện kinh doanh. Tuy nhiên, người tuổi Dần cần để ý một chút, bởi lẽ người tuổi Tý có tâm lý "đầu cơ", nếu chân thành thì còn có thể hợp tác được, còn không gặp phải người tuổi Tý "khôn lỏi", e rằng người tuổi Dần sẽ phải hối hận.Còn nếu bạn muốn phương án an toàn thì hãy tìm người tuổi Thìn. Hai tuổi này hợp tác với nhau sẽ cực kì ăn ý, bởi hai bên đều có năng lực và tài cán phi phàm, hơn nữa tin tưởng lẫn nhau và sẽ gây ảnh hưởng tốt cho nhau.
Ngoài ra, người tuổi Dần và người tuổi Hợi cũng có thể hợp tác trong thời gian ngắn. Hai tuổi này không thể hợp tác lâu về dài, bởi lẽ người tuổi Dần thường tạo sự uy hiếp đối với người tuổi Hợi, ngay cả bản thân người tuổi Dần cũng không biết điều này.
Nếu bạn tuổi Mão...
Nếu bạn tuổi Mão thì cộng sự tốt của bạn cũng chính là người tuổi Mão. Hai người tuổi Mão hợp tác sẽ khá vui vẻ, đặc biệt là mở cửa hàng bán đồ chơi cổ hoặc văn phòng luật sư, sự nghiệp sẽ sáng lạn.
Bên cạnh đó, người tuổi Mão và người tuổi Thìn cũng sẽ hợp tác khá tốt, mèo sẽ nghe theo ý tưởng của rồng, đồng thời cũng sẽ đóng góp nhiều ý kiến cho rồng.
Người tuổi Mão còn hợp với người tuổi Mùi. Cuộc hợp tác giữa hai tuổi này sẽ rất thành công, mèo có thể khiến dê làm việc hăng say, còn mèo lại thường đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất dựa vào khả năng nắm bắt nhanh nhạy của mình, sự nghiệp nhất định sẽ phát triển thịnh vượng.
Ngoài ra, người tuổi Mão và người tuổi Tuất cũng sẽ có sự hợp tác tốt. Sự thông minh và khách quan của mèo rất có ích đối với chó, mà chó lại rất trung thành với mèo, bởi vậy hợp tác tương đối vui vẻ.
Người tuổi Mão cũng hợp với người tuổi Hợi. Mèo và lợn sẽ hợp tác thành công, vì tài lộc của người tuổi Hợi tương đối tốt, mà sự thông minh, lanh lợi của mèo sẽ "chắp thêm cánh" cho lợn, hợp tác đương nhiên thu được lợi lớn.
Nếu bạn tuổi Thìn...
Người tuổi Thìn sẽ hợp người tuổi Tý, tuy nhiên cần nhớ rằng việc điều khiển sự nghiệp nhất thiết phải phát triển theo ý đồ của người tuổi Thìn.
Người tuổi Thìn và người tuổi Mão hợp tác cũng khá ăn ý, mèo sẽ để rồng quyết định mọi việc, hơn nữa còn đóng góp nhiều ý kiến hợp lý, thật đúng là "cố vấn" của rồng.
Nhưng sự hợp tác xuất sắc nhất phải là giữa tuổi Thìn và tuổi Thân. Hai người tâm đầu ý hợp và không bao giờ thất bại.
Còn nếu bạn tuổi Thìn và muốn hợp tác với người tuổi Hợi thì người đó phải khiêm nhường một chút thì cuộc hợp tác này mới thành công mỹ mãn.
Nếu bạn tuổi Tị...
Nếu bạn tuổi Tị thì có thể hợp tác với người cùng tuổi Tị như mình. Tuy nhiên, hai người tuổi này cần phải có quan điếm riêng của mình, suy nghĩ độc lập thường mang lại kết quả đúng đắn.
Nếu bạn tuổi Tị thì có thể hợp tác với người cùng tuổi Tị như mình.
Hoặc người tuổi Tị có thể tìm người tuổi Ngọ để hợp tác. Có thể nói đây là sự hợp tác tốt nhất. Người tuổi rắn giỏi suy nghĩ, có thể đưa ra nhiều ý kiến mang tính xây dựng, còn ngựa thì chăm chỉ chịu khó, do vậy đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch.Người tuổi Tị cũng hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi rắn hiểu phải làm thế nào, song rắn vẫn nên coi sự nghiệp là chính, cố gắng giảm bớt sai sót cũng như phiền toái trong công việc.
Người tuổi Tị và người tuổi Hợi có thể hợp tác kinh doanh với nhau, tuy nhiên rắn vẫn nên coi sự hợp tác là chính, chớ đưa ra lắm mưu kế, bởi lẽ điểu này không gây trở ngại lớn cho lợn, người chịu thiệt lại thường chính là rắn.
Nếu bạn tuổi Ngọ...
Người tuổi Ngọ sẽ có sự hợp tác tương đối lý tưởng với người tuổi Sửu. Hai tuổi này đều trung thành với sự nghiệp chung, hơn nữa cần cù chịu khó, sự nghiệp sẽ phát triển thuận lợi.
Người tuổi Ngọ và người tuổi Dần cũng có thể hợp tác, hai bên đều có những tính toán của riêng mình song lợi ích của điều này là có thể khiến hai người gắn bó chặt chẽ vối nhau.
Ngoài ra, người tuổi Ngọ và người tuổi Tỵ cũng là sự hợp tác tốt nhất, hai bên đều có nhiệt huyết với sự nghiệp. Người tuổi rắn giỏi tính toán, ngựa lại chăm chỉ chịu khó, không có lí do gì lại không thành công.
Nếu bạn tuổi Mùi...
Người tuổi Mùi và người tuổi Mão khá hoà hợp với nhau trong việc kinh doanh. Người tuổi Mão có con mắt tinh tường, biêt lựa chọn, còn dê lại làm việc hăng say, hợp tác vối nhau rất có lợi.
Người tuổi Mùi và người tuổi Thìn cũng có thể tìm được tiếng nói chung trong lĩnh vực nghệ thuật, có điều công việc thường do người tuổi rồng sắp xếp hộ.
Người tuổi Mùi cũng có thể hợp tác với người tuổi Tỵ. Bởi lẽ người tuổi rắn biết phải làm thế nào, còn dê lại có tấm lòng khoan dung độ lượng, sẽ bỏ qua những lỗi lầm mà rắn mắc phải
Người tuổi Mùi và người tuổi Thân sẽ hợp tác tương đối thành công, có điều dê cần có con mắt tinh đời, không nên sợ tổn hại trước mắt, tài năng của khỉ hơn người, có thể thúc đẩy sự nghiệp phát triển.
Người tuổi Mùi và người tuổi Hợi hợp tác khá vui vẻ, điều này có lợi cho cả hai, tài lộc của lợn tốt, mà dê lại vui vẻ giúp đỡ lợn hết lòng, hai bên cùng chung sức phát triển sự nghiệp.
Nếu bạn tuổi Thân...
Người tuổi Thân và người tuổi Tý có thể hợp tác, song chuột muốn tự lập thì không nên tôn sùng khỉ một cách mù quáng.
Hoặc người tuổi Thân cũng hợp tác được với người tuổi Dần. Tuy nhiên người tuổi Dần nên kiềm chế bản tính nóng nảy của mình, còn khỉ đừng quá bận tâm vào chuyện tính toán thiệt hơn với hổ, nếu không sẽ khiến quan hệ hợp tác rạn nứt.
Người tuổi Thân và người tuổi Thìn có thể là sự hợp tác lý tưởng nhất, họ có thể hợp tác lâu dài mà không bị thất bại.
Người tuổi Thân và người tuổi Mùi hợp tác cũng thường thành công, song không nên quá coi trọng những tổn thất trước mắt, bởi lẽ với tài năng của khỉ, sự nghiệp của họ hoàn toàn có thể phát triển thịnh vượng.
Người tuổi Thân và người tuổi Hợi hợp tác với nhau mang lại lợi nhuận cho cả hai, tài lộc của lợn khá tốt, có thể khiến khỉ tích cực hợp tác, đương nhiên, khỉ cũng thu được lợi từ đó.
Nếu bạn tuổi Dậu...
Người tuổi Dậu và người tuổi Mão có thể bàn chuyện làm ăn cùng nau, tuy nhiên người tuổi Dâu cần phải thực sự tỉnh táo, bởi lẽ mèo hợp tác với gà còn có mục đích khác.
Người tuổi Dậu và người tuổi Thìn có thể hợp tác thành công, tuy nhiên người tuổi Thìn nên nắm giữ quyền quyết định, gà có thể lo toan những công việc bên ngoài.
Hoặc người tuổi Dậu cũng có thể tìm người tuổi Ngọ để hợp tác, tuy nhiên, tuy nhiên người tuổi Dậu cần phải đảm đương hết những trọng trách được giao, nếu không ngựa sẽ không chịu nổi tính lười biếng của gà.
Người tuổi Dậu và người tuổi Hợi có thể hợp tác với nhau, song không có gì đặc biệt, cũng không chắc đã có những lợi ích khả quan
Nếu bạn tuổi Tuất...
Người tuổi Tuất và người tuổi Dần có thể hợp tác với nhau bất cứ lĩnh vực nào, tuy nhiên, không thể phân chia rạch ròi lợi nhuận.
Người tuổi Tuất cũng hợp việc kinh doanh với người tuổi Mão. Người tuổi Mão thông minh và khách quan, có ích với người tuổi Tuất và chó sẽ không phản bội mèo. Hợp tác rất lý tưởng.
Người tuổi Tuất và người tuổi Ngọ cũng có sự hợp tác khá vui vẻ, cả hai đều quan tâm tới lợi ích thiết thực, cùng nỗ lực vì công ty.
Nếu bạn tuổi Hợi...
Người tuổi Hợi và người tuổi Tý có thể hợp tác với nhau. Đôi lúc chuột cảm thấy không hài lòng về lợn, song lợn lại khá may mắn về tiền bạc, do vậy chuột không nỡ rời xa lợn.
Người tuổi Hợi và người tuổi Sửu cũng sẽ hợp tác khá tốt, lợn có ích đối với trâu, hơn nữa lợn vô cùng hài lòng về năng lực làm việc của trâu.
Người tuổi Hợi cũng hợp làm ăn với người tuổi Mão. Người tuổi Mão thông minh tài giỏi, lợn lại thường gặp may mắn về tiền bạc.
Hay người tuổi Hợi cũng hợp với người tuổi Thìn. Dường như đây là sự hợp tác tốt nhất, tuy nhiên, rồng cần giảm bớt tính khí nóng nảy, cố gắng phát huy tài năng của mình ra bên ngoài.
Hoặc người tuổi Hợi và người tuổi Mùi cũng là một kiểu hợp tác hai bên cùng có lợi, trên một mức độ lớn, "có cùng điểm chung" là nền tảng cho sự nghiệp thành công.
Người tuổi Hợi và người tuổi Thân có thể hợp tác với nhau. Thông thường, khỉ là người chủ động đưa ra sách lược, do vậy, hiển nhiên khỉ sẽ được lợi hơn.
Người tuổi Hợi còn hợp với người tuổi Tuất trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, người tuổi Tuất nên nhớ rằng, chi tiêu hàng ngày cần công khai rõ ràng, chớ để bạn kinh doanh nảy sinh thắc mắc.
Người tuổi Hợi cũng hợp với chính người cùng tuổi Hợi. Hai tuổi này hợp tác với nhau có thể kiếm nhiều lợi nhuận, làm kinh doanh lớn, bởi lẽ hai bên đều là người có tài lộc, may mắn về tiền bạc.
Theo Duyên Duyên (Một thế giới)
BuildBN ST
BuildBN ST
Coi bói đường tiền bạc trên bàn tay
Trong thuật xem chỉ tay có một vài các dấu hiệu hiếm để chỉ ra giàu hoặc nghèo trong đời người . Nếu bàn tay bạn có các dấu hiệu sau đây thì bạn sớm muộn cũng trở nên giàu có.
Nếu 1 nhánh của đường số mệnh chạm vào đường Thái dương báo hiệu giàu có và có tên tuổi trong xã hội mà người đó sống
Nếu trên bàn tay xuất hiệu ký tự đuôi cá ở cuối đường đời, đó cũng là dấu hiệu quý hiếm chỉ ra cuộc sống thịnh vượng không lo thiếu tiền
Trên đường thái dương chẽ chạc 3; dấu hiệu quý hiếm chỉ ra người này có mối quan hệ rộng lớn trong xã hội và dần trở nên giàu có
Dấu hiệu KingRing (vòng đai vua chúa) xuất hiện trên bàn tay. Nếu bàn tay bạn có vòng đai này xuất hiện ở cổ tay thì sẽ có cuộc đời sống sướng như vua, không phải lo lắng về tiền bạc
Chữ M xuất hiện trên bàn tay. Chữ M được tạo ra từ đường đời, số mệnh, trí đạo và tâm đạo. Nếu chữ M xuất hiện rõ nét thì đó là bàn tay của người có tiền
BuildBN Sưu Tầm!
Nếu 1 nhánh của đường số mệnh chạm vào đường Thái dương báo hiệu giàu có và có tên tuổi trong xã hội mà người đó sống
Nếu trên bàn tay xuất hiệu ký tự đuôi cá ở cuối đường đời, đó cũng là dấu hiệu quý hiếm chỉ ra cuộc sống thịnh vượng không lo thiếu tiền
Trên đường thái dương chẽ chạc 3; dấu hiệu quý hiếm chỉ ra người này có mối quan hệ rộng lớn trong xã hội và dần trở nên giàu có
Chữ M xuất hiện trên bàn tay. Chữ M được tạo ra từ đường đời, số mệnh, trí đạo và tâm đạo. Nếu chữ M xuất hiện rõ nét thì đó là bàn tay của người có tiền
BuildBN Sưu Tầm!
Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015
LUẬT NHÂN QUẢ ĐỐI VỚI NGƯỜI “ÁC KHẨU”
0
Đức Phật dạy, Ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu).
Nó sẽ gây ra nhiều hối hận cho con người trong cuộc sống sau khi nói ra.
Tác dụng của lời nói có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi những tâm trạng buồn; lời nói nhã nhặn, lời khuyến tấn đúng thời, đúng lúc có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương và từ đó dần dần sẽ làm thay đổi những hành vi, những việc làm bất thiện.
Ngược lại, lời nói cũng có thể đưa con người vào vực thẳm của tội lỗi, có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời, trong đó lời nói ác ngữ, ác khẩu là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả như thế.
Hãy thận trọng với ác nghiệp
Điều này rất dễ thấy thông qua tính chất quan hệ nhân quả trong Phật giáo.
Ác khẩu, ác ngữ là lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… là những lời lẽ thiếu văn minh, đạo đức trong giao tiếp.
Ác khẩu có thể khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời.
Đương nhiên, nói nặng lời, hoặc lớn tiếng trong chừng mực nào đó không phải là ác ngữ, nhất là trong quá trình giáo dục con cái của cha mẹ, giáo huấn học trò của thầy cô.
Trong kinh Phật có bài học đạo lý rằng: Có người nghe Đức Phật rất từ bi, rất có đạo hạnh, nên cố ý đến mắng nhiếc Đức Phật. Nhưng khi chửi mắng, Đức Phật đều lặng thinh, chẳng đáp.
Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?” Người ấy đáp rằng, lễ vật vẫn là của ông ta.
Đức Phật liền nói “Nay ông mắng nhiếc ta, nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành, cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ!”
Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo, thì một việc làm, một lời nói, một ý niệm suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều đưa đến kết quả nhất định của nó.
Có những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lập đi lập lại nhiều lần thì kết quả hiện hành rõ ràng hơn, chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống thường ngày của cá nhân đó.
Cho nên, có câu sách tấn rằng “Phàm làm việc gì, suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”, tức là người trí, người giác ngộ thì làm việc gì, nói lời gì, nghĩ điều gì luôn luôn cẩn trọng, cân nhắc đến hậu quả của nó.
Còn người mê thì cứ làm, cứ nói, cứ hành xử theo cảm tính, theo suy nghĩ cá nhân của mình cho thỏa dạ hả lòng, khi hậu quả đến thì lo âu sợ hải.
Hậu quả khó lường…
Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo, mắng nhiếc, chửi rủa,… trong cuộc sống hàng ngày của họ, trước hết, chính bản thân của người ấy đã thể hiện lối sống thiếu phẩm chất, đạo đức, văn minh trong lời nói, trong giao tiếp và dẫn đến hạ thấp uy tín của tự thân, những người xung quanh sẽ dần dần xa lánh họ.
Những người thân của họ ít nhiều cũng ảnh hưởng lây bởi những lời ác ngữ này, nếu là bậc cha mẹ thường dùng ác ngữ đối với con cái thì những đứa trẻ này sẽ tiếp nhận và trong quá trình trưởng thành cũng sẽ ảnh hưởng những tính chất bất thiện này.
Những người thân của họ ít nhiều cũng ảnh hưởng lây bởi những lời ác ngữ này, nếu là bậc cha mẹ thường dùng ác ngữ đối với con cái thì những đứa trẻ này sẽ tiếp nhận và trong quá trình trưởng thành cũng sẽ ảnh hưởng những tính chất bất thiện này.
Một đứa bé được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường có nhiều tố chất bất thiện thì khi trưởng thành chắn chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều về tố chất đó.
Còn nếu là con cái thường nói những lời thô bạo, thâm độc,… thì chắc chắn cha mẹ, thầy cô giáo không khỏi nao lòng.
Nhất là, trong xã hội hiện nay, một số bạn trẻ online trên mạng xã hội facebook, twitter,… thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục, xúc phạm đến người khác không phải là không có.
Có thể các bạn cho rằng những lời nói này không chỉ một người nào cụ thể, không trực tiếp một ai, thì sẽ không sợ nguy hại.
Nhưng thực tế rất nguy hiểm, không chỉ viết những lời ác ngữ, mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành, ủng hộ những lời ác ngữ đều nguy hiểm cả, vì nhiều lần làm như vậy chính không ai biết xấu hổ, không ai kiểm soát, không ai khuyến tấn nên lâu ngày dài tháng sẽ trở thành một thói quen.
Mà Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.
BUILDBN ST
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)