Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Bí ẩn về âm binh không phải ai cũng biết


Âm binh là loại vong vất vưởng không ai cúng kiến, không được nghiệp quả định hướng rõ ràng, hoặc là tự nguyện đầu quân dưới quyền lực của thầy Pháp để được cúng thí, hoặc do thầy Pháp khống chế sai sử. Ngoài việc thí thực hàng ngày, mỗi khi nhận công tác đặc biệt của thầy Pháp, đều được thầy tưởng thưởng rượu thịt hậu hỷ.

Cõi dương gian có đội quân thì cõi âm thế cũng có một lực lượng tương tự, vì thế, cổ nhân bảo – trần sao, âm vậy, âm-dương đồng nhất lý. Đội quân trần thế được tuyển chọn thành phần lý lịch khá kỷ, thế mà thỉnh thoảng vẫn có vài phần tử nổi loạn phản trắc, thì cõi âm, lắm khi thầy Pháp phải khốn đốn với chúng; nếu không hại được thầy, thì con cháu giòng họ của thầy cũng bị vài âm binh nổi loạn vượt khỏi vòng kềm chế của pháp nghi để ám hại. Chuyện dễ hiểu, thầy Pháp chỉ dùng quyền lực để khống chế phần âm mà không cần tuyển chọn xét lý lịch như trần gian; vì sự tạp nhạp đó mà những âm binh đều là lực lượng vừa hữu dụng, vừa nguy hại.
Hình minh họa
Trong sách của Phan Kế Bính có viết như sau:
Phù thủy có phép luyện âm binh, âm tướng, thường đêm khuya đến những nơi tha ma mộ địa, đốt hương khấn khứa, luyện phù luyện phép, để cầu cho các âm hôn phải theo hiệu lệnh của mình… Thầy phù thủy cũng có phép làm bùa yêu, bùa mê. Bùa yêu làm cho hai người ghét nhau phải thương nhau. Bùa mê làm cho người tỉnh trở nên mê mẩn, có khi hóa điên dại, phải có bùa mới hết. Người ta cũng lại nói rằng các thầy phù thủy có lắm phép kỳ lạ, sai khiến nổi âm binh làm những việc của người trần, nhưng phần nhiều thực hiện về đêm: sai âm binh đi tát nước vào ruộng, sai âm binh đi ném đá, gạch vào nhà người khác… Những thầy phù thủy mỗi khi điều khiển âm binh xong phải có lễ khao quân, nếu không âm binh sẽ phản lại đánh trả thầy, và mỗi khi sai âm binh thầy phù thủy phải canh chừng đừng để trời sáng, phải thâu âm binh về trước khi có ánh dương ló ra. Bị lộ thiên cơ, nghĩa là bị người trần trông thấy vào ban ngày, âm binh cũng đánh trả thầy”
Hoà hảo : Dân chúng thường có thói quen nhờ đến bùa phép của thầy phù thủy. Ông này làm phép, bắt ấn, và bảo rằng có chuyện động mồ động mả cho nên phải dời mồ mả, hay phải dùng hình nhân thế mạng, bởi vì âm binh hay Thần linh ở cõi âm đang cần bắt người trên dương thế xuống âm phủ để làm đầy tớ mà sai khiến công việc. Có khi thầy phù thủy bày kế ngăn chận linh hồn một người vừa chết vì bịnh dịch tả, không cho linh hồn đó trở lại dương thế quấy nhiễu người sống, bằng cách dùng lưới bao trùm lấy xác chết, hoặc là chỉ chôn xác chết nửa vời, dụng ý muốn nói là như thế cái hồn ma kia chưa thể đi về cõi diêm phù mà gia nhập đạo âm binh để lên dương gian quấy phá.
Theo các thầy phù thủy thì khi bịnh dịch tả xảy ra, người ta cho rằng đó là âm binh của Tà thần Ác quy đi phá hại dân gian, nói nôm na là “đi bắt người”. Cho nên thầy phù thủy làm bùa làm phép để ngăn chận không cho âm binh “bắt người”. Dân chúng lo sợ vì nghĩ rằng âm binh ác quỷ đêm đêm đi ruồng bắt. Họ không nhìn thấy âm binh, nhưng hễ nghe có tiếng chó sủa, ai nấy đều cho rằng chó sủa đoàn âm binh, vì chó có khả năng đặc biệt nhìn thấy âm binh.
Để tự vệ trước âm binh, người dân làng rủ nhau đốt đèn sáng lên, họ cầm gậy gộc dao búa, la hét om xòm để đuổi âm binh đi chỗ khác. Đ lúc ban đêm. Còn phần ban ngày, thì người dân phải giữ mồm giữ miệng, kiêng cữ không ai dám nói đến danh từ “âm binh” hay “dịch tả”, sợ rằng nói đến là nhắc cho nó đến. Có nơi còn rào lối đi, treo bùa phép tại cổng làng, hoặc rải vôi bột ngang đường đi, nói là để ngăn chận âm binh, không cho vào làng.
Có nơi dân chúng cầu xin các vị Thần linh “tốt”, nghĩa là không “ác”, để xin các vị này chở che, hay giúp đỡ chống lại âm binh ác quyœ. Họ nghĩ rằng Thần linh cao cấp và giỏi hơn, trừ được âm binh.
Không riêng gì bịnh dịch tả, phải kể thêm các loại bịnh dịch khác như bịnh đậu mùa, bịnh dịch hạch, bịnh sốt rét…, dân làng thường cho là âm binh ác quỷ đem đến. Cho nên họ cũng áp dụng các phương pháp nói trên để chống đỡ. Tuy nhiên người dân đặc biệt lưu tâm đến bịnh dịch tả hơn là trường hợp các bịnh dịch khác. Họ gọi là “bịnh thiên thời”, hay “bịnh dịch”, hay “bịnh ôn” chớ ít người dân quê gọi đúng tên là bịnh thổ tả, tức là vừa mửa vừa đi tiêu.
Tóm lại người dân không cho rằng các loại bịnh dịch xảy ra là do các nguyên nhân thông thường, do vi trùng truyền nhiễm. Tất cả, đối với họ, là do “Cõi Trên” tức là Trời, Thần linh, hay “Cõi Dưới” tức Âm binh, Tà ma Ác quyœ… từ các nguồn gốc đó mà phát sinh bịnh và chết chóc.
Theo quan niệm tín ngưỡng của dân làng, giữa thế gian này và cõi thiêng liêng có mối liên hệ chặt chẽ, và sự cách biệt chỉ như bức màn thưa. Bên này là cõi thế gian thực tại, khi bịnh dịch xảy ra, người dân cũng nhìn đó là các sự kiện thực hữu, nhưng họ lại nghĩ rằng các sự kiện thực hữu đó được tạo ra bởi thế giới thiêng liêng vô hình bên kia bức màn thưa…
Nguồn: Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét